Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

MỘT SỐ TRANH CỦA ANH NGUYỄN ĐÌNH LƯƠNG

 (12 ảnh)
Sáng nay, ngày 09 tháng 12 năm 2013, ngày giỗ Ba tôi. Vào nhà của anh Bốn Lương, thấy mấy tranh treo bèn dùng điện thoại chụp lại mấy bức tranh. Anh vẽ nhiều lắm, vẽ rồi vất đâu đó, ai xin thì cho. Tranh của anh rải rác nhà bạn bè, con cháu nên không thể sưu tập được. Tiếc quá.
Chân dung anh Bốn Lương - Tranh Lê Sa Long

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

NGÀY ĐẠI TƯỜNG ANH TRAI TÔI - NGUYỄN ĐÌNH LƯƠNG

 (72 ảnh)
Anh Bốn Lương mất vào sáng ngày 14 tháng 9 âm lịch. Đến nay đã 24 tháng rồi, Gia đình tổ chức lễ Đại Tường và đưa di ảnh của anh lên bàn thờ cùng với tổ tiên ,ông bà ,ba mẹ ... Bà con họ hàng , hàng xóm, bạn bè xa gần, học trò... của anh về dự đông đảo. Một chút buồn vì nhìn mọi người thấy thiếu anh. Vui một tí vì nghe mọi người nói chuyện biết rằng họ rất quý anh. Nên không viết gì thêm nữa.

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Vu Lan Rằm tháng Bảy: Tết cho người cõi âm



             Một năm dương gian có hai cái tết: Mùng một đầu năm là tết của người sống, Rằm tháng Bảy là tết cho người chết, âm - dương vì thế mà được cân bằng.

           Chú  tôi mất vào mùng một tháng Bảy Âm lịch. Hôm đưa đám, một cụ trong làng bảo "Chú anh nhân hậu, mất vào tháng này, thế là không bị ngục tù ngày nào”. Tháng bảy sáp ngày rằm là ngày mở ngục ở âm phủ, đại xá cho các vong linh.

           Tháng Bảy, có người chỉ biết đến cúng cháo thí cho các cô hồn lang thang không nơi nuơng tựa, cho thập loại chúng sinh, đốt đồ mã cho người thân đã khuất. Tết này dành cho cõi âm.

           Ngẫm lại một năm dương gian có hai cái tết: Mùng một đầu năm là tết của người sống, Rằm tháng Bảy là tết cho người chết, âm - dương vì thế mà được cân bằng.

           Tết rằm tháng Bảy là vào giữa năm, ngày cuối hạ sang thu, người ta còn gọi là tết Vu Lan đền ơn báo hiếu. Tết này là theo tích Phật như sau: Mục Kiền Liên Bồ tát là đệ tử của Đức Như Lai. Ngài dùng tuệ nhãn nhìn thấu vạn dặm, phát hiện ra mẹ ruột là Thanh Đề vì mắc tội buôn thần bán phật bị đày vào ngục A-tỳ trầm luân, bị quỷ sứ hành hạ ngày đêm. Thương mẹ, Ngài vội đem cơm vào ngục. Nhưng bà mẹ vì nghiệp lực quá nặng cho nên cơm đem đến bỗng chốc hoá thành than lửa đỏ hồng không thể ăn được. Mục Kiền Liên buồn bã, trở về xin với Đức Thế Tôn cứu vớt mẹ mình khỏi vòng nghiệp chướng dù có mất hết chân tu cũng cam lòng. Phật Tổ cảm động vì tấm lòng, Ngài cho Mục Kiền Liên được một lần báo hiếu, nhưng nhắc Mục Kiền Liên khi xuống cứu mẹ thì cũng giải thoát luôn các vong linh khác đang bị giam giữ hành tội nơi địa ngục, nhân ngày cuối cùng kết thúc, kỳ an cư mùa hạ nhằm ngày rằm tháng Bảy âm lịch. Do ý nghĩa trên, hàng năm đúng vào ngày này, các tín đồ Phật giáo đã lập hội Vu Lan Bồn. Như vậy tết này là dành cho người đã khuất và tất cả các cô hồn thập loại chúng sinh.

           Cứ đến ngày Rằm tháng 7, lễ Vu Lan được tổ chức để đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. 


           Gạt bỏ tất cả những gì gọi là mê tín sang bên cạnh, thì giá trị nhân văn của tết rằm tháng Bảy thật là lớn lao, thật là đặc biệt dành cho tất cả những sinh linh đã từng đi qua dương thế. Nên tết rằm tháng Bảy có văn tế thập loại chúng sinh nghe xót xa sâu thắm đến cõi lòng mỗi chúng ta. Còn có tên gọi là tết Vu Lan bắt nguồn từ câu chuyện Mục Kiền Liên bồ tát cứu mẹ mà ra vậy.

           Đúng như thế, tết Rằm tháng Bảy không có chuyện ăn, chuyện chơi như tết nguyên Đán. Tết này người ta chỉ quan tâm đến người âm. Trong mâm cúng cháo thí có bỏng ngô, chuối, khoai lang, củ dong, hoa quả… Tất cả những gì hàng ngày con người vẫn ăn đều có thể đặt lên thành lễ vật. Cuối cùng không thể quên hai thứ quan trọng nhất đó là bát gạo và bát muối. Hai thứ không thể thiếu trong đời sống con người. Nó là sự nhắc nhở đến những thứ tối thiểu cần cho con người để tồn tại. Ngoài ra, còn có đồ mã là tiền vàng, quần áo, tư trang được sắm sanh đốt theo sau lễ cúng. Đáng để ý là trong lễ còn có y phục cho chúng sinh, tiền xu để chia cho dễ.

           Triết luận về đời sống con người có bốn chữ là sống tết - chết giỗ thể hiện vào hai cái tết này trong một năm. Tết là cho người đương thời, còn giỗ là dành cho quá khứ để người ta nhìn lại như một bài học giáo huấn về nhân phẩm và nhân văn trong cuộc sống, để điều chỉnh cuộc sống cho mình.

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

HOA ƯU ĐÀM NƠ Ở CHÙA PHƯỚC SƠN

          Ngày 29 tháng 6 năm Quý Tỵ Bà con đạo hữu nô nức về chùa Phước Sơn, xã Tây Phú, Huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định để xem Hoa ƯU ĐÀM nở trên cánh cữa trước của chánh điện.
         Hoa Ưu Đàm còn gọi là ưu đàm bát la, ưu đàm ba la, ưu đàm bạt la, ưu đàm bà la, ô đàm bà la, là phiên âm hán việt của từ " udumbara " trong tiếng phạn hay tiếng Pali có nghĩa là " loài hoa linh thiêng mang điềm lành từ trời ", có truyền thuyết nói rằng " 3000 năm mới nở một lần ". Theo kinh Phật, loài hoa này nở để báo hiệu chuyển luân vương hoặc một vị Phật giáng sinh . Kinh văn nhà Phật đều có nói về hoa Ưu Đàm thường tượng trưng cho những gì hiếm có khác thường , chỉ trên tiên giới , không có ở trần gian . Hoa chỉ xuất hiện khi có Đức Phật hay vị Kim Luân Vương , Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện , đó là điềm lành hiếm có của nhân gian . Có hai giả thuyết khác nhau về việc nó nở ra sao . Một cho rằng loài hoa chỉ nở 3000 năm một lần . Thuyết khác lại cho rằng nó nở 12 năm một lần để báo hiệu .
         Việc đề cập thời gian nở của hoa ưu đàm 3000 năm một lần mang ý nghĩa biểu tượng hơn là nghĩa thực của nó . Kinh Phật có ghi vào thời khắc Đức Thích Ca Mâu Ni ra đời có hoa Ưu Đàm nở , tức là thể hiện sự hiếm hoi lắm nhân loại mới gặp được một vị Phật tại thế.
                                                                               ( Theo Bách Khoa Toàn Thư )

ĐI ĂN GIỖ NHỔ LINH CHI

          Hôm qua, 29 tháng 6 âm lịch - Đi Bình Dương, Phù Mỹ, Bình Định ăn giỗ " Cha chồng của bà chị vợ ". Trong lúc chờ đợi, đi lang thang trong vườn chợt thấy mấy cái nấm. Nhiều lắm, có cái đã tàn, có cái mới nhú. Coi lại thấy là nấm Linh chi. Hái đem về. Không biết có dám uống không. Mà định uống, biết đâu duyên mình uống hết bịnh thì sao?
          Sợ gì?




Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

QUYẾT ĐỊNH

                                                                                            nguồn internet

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

Đội Bóng đá Quang Trung Bình Khê Năm 1971

Đội bóng trường Trung học Quang Trung Bình Khê năm 1971 (ngồi)
Đội liên quân gồm các cầu thủ không học QTBK
Từ trái sang phải.
Hàng đứng: Chú Bảy Sộc ( Đỗ Thức), Phong, Cu Vị, Khanh ù, Toàn, Thông cùi, Bá Tư, Phước, Dũng Cẩm, Kim Châu.
Hàng Ngồi: Tâm lùn, Đức, Lưỡng, Thiện, Anh ( Bình Thành),Phúc Anh ( Méo em), Danh, Sĩ Hiền, Phước (Méo anh),Cảnh, Thi

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

THANH MINH - CÚNG CHÒM

    

          Thanh Minh là một tiết trong 24 tiết theo lịch nông nghiệp của Trung Hoa cũng như của ta. Thanh Minh là một tiết mùa xuân sau tiết Xuân Phân, lúc bấy giờ khí trời trong trẻo, mát mẻ. Cảnh vật thiên nhiên trong tháng này rất đẹp ( thường là tháng Ba), cây cối xanh tươi, khí trời ấm áp, bầu trời trong xanh thật là lý tưởng để đi dạo chơi. Đối với người Hoa đây là thời gian tốt nhất để làm bổn phận của con cháu đối với ông bà tổ tiên nên họ liệt nó vào một ngày Tết. Từ đó gọi là Tết Thanh Minh. Trong ngày Tết Thanh Minh, người Hoa có tục đi tảo mộ, gọi là Lễ Tảo mộ, chính lúc này họ sửa sang mồ mả tổ tiên mình cho sạch đẹp. Trong Tết Thanh Minh, người Trung Hoa còn tổ chức một ngày hội để nam thanh nữ tú dạo chơi, gặp nhau chuyện trò gọi là Hội Đạp Thanh. Đạp Thanh tức là đi trên cỏ xanh. Trong truyện Kiều Nguyễn Du đã tả lại cảnh tài tử giai nhân Trung Hoa đời Minh đi Hội Đạp Thanh:
" Thanh Minh trong tiết tháng Ba,
Lễ là Tảo mộ, hội là Đạp Thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm"
          Xem thế thì đối với người Trung Hoa, Hội Đạp Thanh trong Tết Thanh minh cũng quan trong không kém gì Tết Nguyên Đán.


Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

ĐÊM THẤY TA LÀ THÁC ĐỔ

        PHÚ PHONG , TÂY SƠN, BÌNH ĐỊNH
ĐÊM THẤY TA LÀ THÁC ĐỔ
  Đêm 31 tháng 3 năm 2013, tại quán cà phê JIN JIN của Trần Viết Dũng và Kim Chi - Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định đã tổ chức đêm nhạc : ĐÊM THẤY TA LÀ THÁC ĐỔ để tưởng niệm 12 năm ngày mất của NGƯỜI NHẠC SỸ TÀI HOA _ TRỊNH CÔNG SƠN. Ý tưởng này được khởi lên từ người yêu nhạc TRỊNH - có thể xem là nhất Phú Phong -Trần Trọng Khải và được một số thân hữu ủng hộ.
          Để viết và nói về Trịnh Công Sơn thì tôi không dám viết vì chưa đủ tầm và có lẽ là cũng thừa vì biết bao nhiêu ngôn từ tuyệt vời mà nhiều người dành cho ông. Tôi chỉ muốn nói là ở Phú Phong cũng có đông người yêu nhạc ông  lắm.
          Khán giả đông, đa dạng, nhiều tầng lớp - Từ các văn nghệ sỹ Tây Sơn, An nhơn, Tuy Phước, Quy nhơn... đến giáo viên, anh ba gác, cựu binh của cả hai chế độ ...cả mấy tay bợm nhậu ... ngồi bên nhau, trầm mặc khi tiếng kèn của anh Việt Râu cất lên bài Hạ Trắng để bắt đầu đêm kỷ niệm. Trần Viết Dũng dẫn chương trình mở đầu ngắn gọn, dung dị nói về người nhạc sỹ tài hoa của Viêt Nam và một phần thế giới. Thế thôi, nói ít để tiếng hát lời nhạc của ông vang lên thay lời nói.
          Ca sỹ thì nhiều vô kể, Người dẫn chương trình phải xin lỗi những người nhiệt tình đăng ký nhưng chưa được hát. Âm thanh chưa tốt lắm, sân khấu không tráng lệ, giọng hát chưa hay... nhưng tình cảm của mọi người dành cho TRỊNH thì không làm sao nói hết được.
          Thời gian không cho phép - dù ban tổ chức đã kéo dài thêm 1giờ so với dự kiến - Đêm nhạc kỷ niệm 12 năm ngày mất của Cố Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn kết thúc trong luyến tiếc của nhiều người.
         Hẹn lần sau.

         Dưới đây là một số hình ảnh      


Quán cà phê Jin Jin

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

BỘT NHỨT _ CÁ RÔ ĐỒNG

Bột Nhứt - Cá rô nướng, Cải cay, Giá dài, nước mắm ớt tỏỉ
      " Bà Quại" Ngôn ở Quy Nhơn về nè Thi ơi! Lại nhà Kim Hương nghen! Ăn sáng, uống cà phê, nói dóc chơi! Mấy chị bạn cùng lớp trường Quang Trung Bình Khê xưa rủ.
     Thiệt tình - con trai lớp mình - chỉ có mình là rảnh, nghỉ hưu rồi, nên có việc gì chị em cũng gọi; mà mình cũng thuộc loại nhiệt tình trong mấy cái vụ thăm nom, ăn uống... này lắm. Rảnh mà.

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Hoạ thơ 08032013



    NỊNH GIAI NHÂN
Chỉ có mỗi ngày TÁM tháng BA
Quý bà hồ hởi mở toang ra
Giày cao má phấn người thanh thoát
Váy ngắn mày son dáng thướt tha
Tươi tắn tận đầu thôn cuối xóm
Dịu dàng từ ngoài ngõ trong nhà
Mày râu mong được ba trăm sáu*
Lười biếng quơ quào khỏi bị la!
                         ĐỖ KINH THI
       * 360 ngày / năm

    Họa
                                 hình ảnh Google

      THÂN NAM TỬ
Đài - Báo hô hào TÁM tháng BA
Đàn ông teo mật vỡ tim ra
Chiếu chăn suốt tối còn chưa đủ
Rau cháo quanh năm vẫn chẳng tha
Háo hức toan tâm đi phở quán
Tiu nghiu nghẹn họng lại cơm nhà
Gò đôi ruộng độc siêng trèo trở
Đã vậy quý bà cứ trách la!
                             KIẾN THAN


















QUÂN T...MÀ

Em rủ tới mừng Chín tháng Ba
Lui bui, lúi búi nhđâu ra
Bia đây, chđó ...  Ừ... cho đ 
t ...Hoa đâu?... Chc*...cũng tha
Lịch lãm, ga lăng - ngoài phố sá
Khù khờ, trét nhớt - chuyện trong nhà
Quần hồng có trách đây đành chịu
Quân t s gì chuyện...Bị la!

* Chặc là chắc lưỡi một cái là xong đó mà!    
                                        THIIASAO

MÙNG CHÍN THÁNG BA NĂM MƯỜI BA

          Mùng Chín tháng Ba. Kim Hương gọi điện thoại: Ông lại nhà tui nghen, bữa nay tụi tui mừng mùng Tám tháng Ba muộn.( Mấy chị en cựu học sinh Quang Trung Bình Khê khoá 68-75)
Dị quá chừng , đàn ông đàn ang chi mà không để ý tổ chức cho chị em mà để chị em mời ngược. Đành lọ mọ dậy ( Đang bị cảm lạnh, nhưng cũng ráng đi!!!) rửa ráy. Cầm theo chai rượu nho mùng chị em.
          Mình sang thì chuẩn bị đâu vào đó rồi. Kim Hương, Hoa Hương, Vợ chồng Hồ Thị Sa, Vợ chồng Hoà Huệ, Huệ A, Vân TT Tùng, Bà "quại" Ngôn. Bùi Thị Trảng.
          Tội nghiệp chỉ lo cuốn chả ram, nấu bún, rửa rau... mùng Tám tháng Ba gì mà chẳng có một cành hoa. Đàn ông lớp mình hư thiệt Giỏi chuyện ngoài đàng không thôi, chuyện trong nhà quá tệ. 
          Buồn thay... buồn thay.
          Vậy nên mới có thơ rằng
Mùng Tám tháng Ba chẳng có quà
Chị em lại rủ tới chơi nhà
Chu cha! chả, bún,bia...đủ thứ!
Đúng thứ đàn ông dở chuyện nhà

Đầu buổi, mâm bát còn thịnh soan

Thức uống gồm bia ken, bia Đức, rượu nho, pépi hầm bà lằng Tết còn gì uống nấy



Làng xóm quơi : Ông Thi cặp kè Bà Kim Hương nè

HOÀ_ HUỆ. QUYỀN _ SA

Bà "quại" NGÔN, TRẢNG , HOA HƯƠNG, KIM HƯƠNG

VÂN TÙNG, HUỆ A, "QUẠI" , TRẢNG

MỘT GIỜ SAU... tan tành xí quách

Đã như thế này mà chị nào cũng than già yếu ăn hổng được!  Tội nghiêp!!! ( Tội mấy con chó)

Tráng miệng toàn đặt sản Bình Định



Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

MÙNG TÁM THÁNG BA NĂM MƯỜI BA

MÙNG TÁM THÁNG BA NĂM MƯỜI BA
Lựa mãi lời mừng tám tháng ba
Chúc bé vui, tươi, trẻ, không già
Bướm rung cánh mỏng , 
chim vui hót
Hoa xuân trường cửu -
khúc hoan ca
                                            08032013

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

NGÀY MÙNG 6

Cùng các anh em Huynh trưởng GĐPT huyện Tây Sơn đi Cát Lâm, Phù Cát thăm chùa Huệ Quang - Chúc Tết các Huynh trưởng GĐPT Huệ Quang - Dâng hương Cố Huynh trưởng Phạm Thị Thuỳ Linh vừa qua đời trước Tết.

Chùa Huệ Quang, Xã Cát Lâm, Phù Cát
Trước nhà Phan Thị Thuỳ Linh
           

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

TIN BUỒN: THẦY HUỲNH KIM BỬU QUA ĐỜI


Được tin Cựu Giáo sư Trường  Trung hc Quang Trung - Bình Khê
HUỲNH KIM BỬU

SINH NĂM :          1939 - KỶ MÃO                
QUA ĐỜI HỒI:      00 GIỜ 18 PHÚT NGÀY 15 THÁNG 02 NĂM2013 
NHẰM NGÀY MÙNG 6 THÁNG GIÊNG NĂM QUÝ TỴ.
TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH BÌNH ĐỊNH
HƯỞNG THỌ : 75 TUỔI
 
LỄ NHẬP QUAN : 11 GIỜ 30 PHÚT NGÀY 15 THÁNG 02 NĂM 2013
LỄ VIẾNG TỪ        14 GIỜ 00 PHÚT NGÀY 15 THÁNG 02 NĂM 2013
LỄ DI QUAN:         05 GIỜ 45 PHÚT NGÀY 18 THÁNG 02 NĂM 2013
LỄ HẠ HUYỆT:       07 GIỜ 00 PHÚT NGÀY 18 THÁNG 02 NĂM 2013
NHẰM NGÀY MÙNG 9 THÁNG GIÊNG NĂM QUÝ TỴ
AN TÁNG TẠI NGHĨA TRANG QUÊ NHÀ, THÔN TÂN DƯƠNG
XÃ NHƠN AN, THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

CỰU HỌC SINH QUANG TRUNG BÌNH KHÊ ĐÃ MẤT MỘT NGƯỜI THẦY ĐÁNG KÍNH
XIN THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG GIA QUYẾN.
NGUYỆN CẦU HƯƠNG LINH THẦY HUỲNH KIM BỬU VỀ MIỀN AN LẠC.
     
NGUYỄN ĐÌNH THI
Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định


Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

HỌP MẶT CỰU HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC QUANG TRUNG VÀ BỒ ĐỀ BÌNH KHÊ - KHOÁ LỚP 1968 - 1975


  Sáng ngày 13 tháng 02 năm 2013 nhằm ngày mùng 4 tháng Giêng năn Quý Tỵ, tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Tây Sơn đã diễn ra buổi gặp mặt của các Cựu học sinh hai trường Trung học Quang Trung Bình Khê và Trung học tư thục Bồ Đề Bình Khê - Khoá lớp 1968 - 1975.
     Theo thống nhất của lần gặp mặt năm Nhâm Thìn thì tất cả các cựu học sinh cùng khoá lớp này cả hai trường Quang Trung và Bồ Đề cùng họp chung. Ngày xưa các học sinh trường Trung học tư thục Bồ Đề Bình Khê cứ học hết lớp 7 là thi vào trường Trung học Quang Trung hoặc trường Kỷ thuật Quy Nhơn và một đợt nữa là vào cuối năm lớp 9 lên 10. Xét thấy cứ mùng 4 hợp lớp trường Quang Trung rồi mùng 5 lại họp lớp trường Bồ Đề thì thật không tiện lắm. Vì vậy việc hợp nhất là thuận nhiều điều.
      Do năm ngoái việc thông báo chưa đến hết các bạn Bồ Đề  nên năm nay tham dự chưa được đông đủ lắm.
     Thật vinh dự cho khoá lớp này, năm nào cũng có thầy cựu Hiệu trưởng trường Quang Trung - Trần Văn Thái về dự. Năm nay có thầy Quách Hiếu, Thầy Lưu Đình Niên về dự. Bạn xa như  gia đình Bác sĩ Lê Văn Giai ( Gá), gia đình Trần Quang Khanh. Quy nhơn thì có gia đình Trương Thị Tuyết Nga, Võ Hữu Tính, Quốc Dũng, Châu Bửu. Pleiku có Nguyễn Thị Mơ...
     Bạn bè già cả nhưng gặp nhau vẫn cười đùa - Mầy ,tao như thuở học trò, có bạn còn mang cả cháu nội ngoại đi theo ( vì con bắt giữ cháu mà).
     Bạn Nguyễn Phải được đăng cai ( vì có địa điểm tốt mà còn nhiệt tình nữa) đã tổ chức thật tốt, đàng hoàng, ấm áp có cả đèn chiếu để giới thiệu trang mạng Quang Trung Bình Khê. Lại có cả dàn nhạc để mấy giọng ca già thi thố thật vui vẻ.
Bạn Hồ Mỹ Tài thay mặt Ban liên lạc điểm sơ qua các hoạt động của ban liên lạc lớp năm 2012: Năm qua có hai việc buồn là hai bạn Hưng và Danh đã ra đi, thăm thầy Huỳnh Kim Bửu đang bịnh nặng và một số việc hiếu của người thân bạn cùng lớp.